Gặp gỡ cậu học trò mang cầu truyền hình Olympia về THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng
Nguyễn Hữu Quang Nhật (2001, HS lớp 11/16 chuyên Hóa Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) vừa đoạt vòng nguyệt quế Quý I để giành tấm vé đầu tiên vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18. Nhật đã tỏa sáng như cái tên của em.
1. Nhà Nhật ở 141-Nguyễn Tri Phương, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, rộng 40m2. Cha em làm nghề sửa xe, mẹ nội trợ và phụ bán thêm hàng phụ tùng. Khi đến nhà, tôi được biết cha em không may mắc chứng bệnh parkinson đã hai năm nay. Công việc sửa xe vì thế trở nên ế ẩm, chủ yếu trông chờ vào việc bán hàng phụ tùng…
Trong gian bếp chật chội kê đầy đồ đạc, bà Hồ Thị Khánh xúc động nhớ lại quãng thời gian mang thai Nhật: “Khi biết tôi mang thai ở tuổi 41, nhiều người ái ngại sợ ở độ tuổi đó sinh con ra sẽ không được thông minh, lanh lợi. Nghe thế, tôi cũng lo lắm. Nhờ trời thương, cháu sinh ra lành lặn, mặt mũi sáng sủa. Lớn lên, cháu thông minh, lanh lợi, ngoan ngoãn, chỉ cái “tội” là học hành rất tài tử, không chăm chỉ như hai chị!”. Miệng thì “chê” con, nhưng trong ánh mắt của người mẹ lại ánh lên niềm tự hào khi kể về cậu con trai đẻ “mót”.
Cha Nhật cho biết, từ nhỏ em đã rất ham mê đọc sách, báo. Mỗi lần cha mua cuốn sách nào về, nhất là Kiến thức ngày nay hay Tri thức trẻ, cậu bé lại “ngấu nghiến” đọc. Thời còn học ở trường TH Hoa Lư rồi THCS Nguyễn Khuyến, Nhật luôn là học sinh giỏi, thông minh, lanh lợi. Em được xem là một trong những HS có duyên tham gia các chương trình, gameshow trí tuệ dành cho HS tiểu học và THCS do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức như: “Trẻ em luôn luôn đúng”, “Chinh phục”. Nhớ lần dẫn con đi thi gameshow “Trẻ em luôn luôn đúng”, ông Nguyễn Hữu Đức bật cười: “Lúc thấy tôi dẫn cháu đi, có người hỏi: “Ông dẫn cháu đi thi à?”. Khi tôi cho biết mình là cha cháu, ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên. Bởi lúc đó tôi gần 60 tuổi, còn Nhật mới học lớp 5″.
2. Tuy giờ đã là HS lớp 11, nhưng cha mẹ Nhật cho biết em rất “tồ”, không hề đua đòi hay đòi hỏi, mua cho gì thì dùng nấy. Dù từng đạt giải nhất cuộc thi Tin học trẻ TP bậc TH, nhưng đến nay, em vẫn sử dụng ké máy tính của chị gái (tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, hiện công tác ngành du lịch; chị gái đầu đang công tác tại ĐH FPT, tốt nghiệp ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng). Ở thời buổi hầu như HS THPT nào cũng được cha mẹ sắm cho ĐTDĐ thì gần đây Nhật mới được chị gái cho chiếc ĐTDĐ cục gạch đã qua sử dụng. Món quà lớn nhất mà em nhận được từ người thân, gia đình là chiếc xe đạp thể thao – quà cha mẹ mừng khi em thi đỗ vào lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT Phan Châu Trinh và chiếc iPad cậu ruột tặng nhân đạt giải nhì học sinh giỏi cấp TP môn Hóa lớp 9…
Ngoài giờ đi học ở trường và học thêm 2 môn Toán, Lý, thời gian còn lại Nhật ở nhà tự học, đọc sách! Nhật cho biết, thói quen và niềm đam mê đọc sách được hưởng từ cha. Những kiến thức khoa học, xã hội mà em biết được là thông qua những cuốn sách cha mua về và từ SGK, nhất là ở phần đọc thêm. Dù học giỏi các môn tự nhiên, nhưng từ bé, Nhật rất mê địa lý, thiên văn học, thích khám phá, tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới. Em cũng mê bóng đá, cầu thủ thần tượng là Messi. Trong các chương trình so tài kiến thức hiểu biết, Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 là thử thách lớn nhất từ trước đến nay của em. Ngoài giải nhất Tin học trẻ cấp TP bậc tiểu học, giải nhì học sinh giỏi cấp thành TP lớp 9 môn Hóa, HCV Olympic 30/4 Hóa 10, em là học sinh giỏi trong nhiều năm liền, 2 lần được UBND TP tặng bằng khen cùng nhiều giấy khen khác.
3. Nhật tâm sự, trong cuộc thi Quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18, điều khiến em thấy tiếc là đã chủ quan khi để mất điểm ở câu hỏi sắp xếp phần Tăng tốc. “Cứ nghĩ mình đã sắp xếp đúng rồi nên em không kiểm tra lại. Đến lúc có hiệu lệnh hết giờ, em mới phát hiện đã sai thì không còn thời gian chỉnh sửa lại đáp án”, Nhật bộc bạch. Tuy nhiên, em đã rút kinh nghiệm điều này trong phần thi Về đích. Với kiến thức hiểu biết phong phú cùng bản lĩnh và sự tự tin, Nhật đã xuất sắc trả lời chính xác 3/3 câu hỏi ở phần thi này, đoạt chung cuộc với 280 điểm, đưa cầu truyền hình đầu tiên Đường Lên đỉnh Olympia năm thứ 18 về với Trường THPT Phan Châu Trinh.
Theo Nhật, kiến thức là cả một quá trình tích lũy, không thể nhồi nhét ngày một, ngày hai. Theo đó, trong quá trình học tập, em luôn cân bằng giữa việc tự học với việc giải trí, đọc sách. Mùa hè, em dậy sớm cùng cha đi tắm biển. Từ dạo cha mắc bệnh, em thường xuyên lên mạng tìm hiểu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để góp ý, khuyên cha nên dùng loại thuốc nào phù hợp. Cha mẹ Nhật “bật mí”, em còn là “quân sư” cho cả nhà trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
4. Từ bé, Nhật mơ ước trở thành bác sĩ để khám chữa bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, khi nhận thấy mình có nhược điểm còn “nhanh nhẩu đoảng”, đôi khi dễ bị mất bình tĩnh, tính tình còn nóng nảy, không phù hợp với việc làm bác sĩ, em chuyển hướng sang mơ ước trở thành dược sĩ. “Hồi bé, đọc những cuốn sách về hóa học do chị để lại, em mê các phản ứng hóa học. Em sẽ cố gắng theo đuổi ước mơ của mình”, Nhật nói.
Nhận xét về cậu học trò đáng mến này, GVCN Hoàng Thị Trâm Anh khen: “Tuy là HS chuyên Hóa nhưng Nhật giỏi đều các môn. Em ấy tính tình hiền lành, dễ mến, hòa đồng, khiêm tốn, biết giúp đỡ bạn bè, có ý thức tự giác trong học tập và sống hồn nhiên, trong sáng!”.
Điều khiến tôi quý mến nhất ở cậu học trò 16 tuổi này là luôn khắc ghi lời cha mẹ dạy: “Học để thành nhân trước khi thành danh. Làm bất cứ việc gì cũng đặt chữ tâm lên hàng đầu”. Nhật chia sẻ, trên con đường em đi luôn có sự cổ vũ, động viên của cha mẹ – những người lao động bình dị luôn đặt trọn niềm tin nơi em!
Nhật cùng cha mẹ trong gian bếp nhỏ của gia đình.
1. Nhà Nhật ở 141-Nguyễn Tri Phương, P. Vĩnh Trung, Q. Thanh Khê, rộng 40m2. Cha em làm nghề sửa xe, mẹ nội trợ và phụ bán thêm hàng phụ tùng. Khi đến nhà, tôi được biết cha em không may mắc chứng bệnh parkinson đã hai năm nay. Công việc sửa xe vì thế trở nên ế ẩm, chủ yếu trông chờ vào việc bán hàng phụ tùng…
Trong gian bếp chật chội kê đầy đồ đạc, bà Hồ Thị Khánh xúc động nhớ lại quãng thời gian mang thai Nhật: “Khi biết tôi mang thai ở tuổi 41, nhiều người ái ngại sợ ở độ tuổi đó sinh con ra sẽ không được thông minh, lanh lợi. Nghe thế, tôi cũng lo lắm. Nhờ trời thương, cháu sinh ra lành lặn, mặt mũi sáng sủa. Lớn lên, cháu thông minh, lanh lợi, ngoan ngoãn, chỉ cái “tội” là học hành rất tài tử, không chăm chỉ như hai chị!”. Miệng thì “chê” con, nhưng trong ánh mắt của người mẹ lại ánh lên niềm tự hào khi kể về cậu con trai đẻ “mót”.
Cha Nhật cho biết, từ nhỏ em đã rất ham mê đọc sách, báo. Mỗi lần cha mua cuốn sách nào về, nhất là Kiến thức ngày nay hay Tri thức trẻ, cậu bé lại “ngấu nghiến” đọc. Thời còn học ở trường TH Hoa Lư rồi THCS Nguyễn Khuyến, Nhật luôn là học sinh giỏi, thông minh, lanh lợi. Em được xem là một trong những HS có duyên tham gia các chương trình, gameshow trí tuệ dành cho HS tiểu học và THCS do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức như: “Trẻ em luôn luôn đúng”, “Chinh phục”. Nhớ lần dẫn con đi thi gameshow “Trẻ em luôn luôn đúng”, ông Nguyễn Hữu Đức bật cười: “Lúc thấy tôi dẫn cháu đi, có người hỏi: “Ông dẫn cháu đi thi à?”. Khi tôi cho biết mình là cha cháu, ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên. Bởi lúc đó tôi gần 60 tuổi, còn Nhật mới học lớp 5″.
2. Tuy giờ đã là HS lớp 11, nhưng cha mẹ Nhật cho biết em rất “tồ”, không hề đua đòi hay đòi hỏi, mua cho gì thì dùng nấy. Dù từng đạt giải nhất cuộc thi Tin học trẻ TP bậc TH, nhưng đến nay, em vẫn sử dụng ké máy tính của chị gái (tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ, hiện công tác ngành du lịch; chị gái đầu đang công tác tại ĐH FPT, tốt nghiệp ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng). Ở thời buổi hầu như HS THPT nào cũng được cha mẹ sắm cho ĐTDĐ thì gần đây Nhật mới được chị gái cho chiếc ĐTDĐ cục gạch đã qua sử dụng. Món quà lớn nhất mà em nhận được từ người thân, gia đình là chiếc xe đạp thể thao – quà cha mẹ mừng khi em thi đỗ vào lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT Phan Châu Trinh và chiếc iPad cậu ruột tặng nhân đạt giải nhì học sinh giỏi cấp TP môn Hóa lớp 9…
Ngoài giờ đi học ở trường và học thêm 2 môn Toán, Lý, thời gian còn lại Nhật ở nhà tự học, đọc sách! Nhật cho biết, thói quen và niềm đam mê đọc sách được hưởng từ cha. Những kiến thức khoa học, xã hội mà em biết được là thông qua những cuốn sách cha mua về và từ SGK, nhất là ở phần đọc thêm. Dù học giỏi các môn tự nhiên, nhưng từ bé, Nhật rất mê địa lý, thiên văn học, thích khám phá, tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới. Em cũng mê bóng đá, cầu thủ thần tượng là Messi. Trong các chương trình so tài kiến thức hiểu biết, Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 là thử thách lớn nhất từ trước đến nay của em. Ngoài giải nhất Tin học trẻ cấp TP bậc tiểu học, giải nhì học sinh giỏi cấp thành TP lớp 9 môn Hóa, HCV Olympic 30/4 Hóa 10, em là học sinh giỏi trong nhiều năm liền, 2 lần được UBND TP tặng bằng khen cùng nhiều giấy khen khác.
Ngày ngày, Nhật đến trường bằng chiếc xe đạp này.
3. Nhật tâm sự, trong cuộc thi Quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18, điều khiến em thấy tiếc là đã chủ quan khi để mất điểm ở câu hỏi sắp xếp phần Tăng tốc. “Cứ nghĩ mình đã sắp xếp đúng rồi nên em không kiểm tra lại. Đến lúc có hiệu lệnh hết giờ, em mới phát hiện đã sai thì không còn thời gian chỉnh sửa lại đáp án”, Nhật bộc bạch. Tuy nhiên, em đã rút kinh nghiệm điều này trong phần thi Về đích. Với kiến thức hiểu biết phong phú cùng bản lĩnh và sự tự tin, Nhật đã xuất sắc trả lời chính xác 3/3 câu hỏi ở phần thi này, đoạt chung cuộc với 280 điểm, đưa cầu truyền hình đầu tiên Đường Lên đỉnh Olympia năm thứ 18 về với Trường THPT Phan Châu Trinh.
Theo Nhật, kiến thức là cả một quá trình tích lũy, không thể nhồi nhét ngày một, ngày hai. Theo đó, trong quá trình học tập, em luôn cân bằng giữa việc tự học với việc giải trí, đọc sách. Mùa hè, em dậy sớm cùng cha đi tắm biển. Từ dạo cha mắc bệnh, em thường xuyên lên mạng tìm hiểu các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để góp ý, khuyên cha nên dùng loại thuốc nào phù hợp. Cha mẹ Nhật “bật mí”, em còn là “quân sư” cho cả nhà trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
4. Từ bé, Nhật mơ ước trở thành bác sĩ để khám chữa bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, khi nhận thấy mình có nhược điểm còn “nhanh nhẩu đoảng”, đôi khi dễ bị mất bình tĩnh, tính tình còn nóng nảy, không phù hợp với việc làm bác sĩ, em chuyển hướng sang mơ ước trở thành dược sĩ. “Hồi bé, đọc những cuốn sách về hóa học do chị để lại, em mê các phản ứng hóa học. Em sẽ cố gắng theo đuổi ước mơ của mình”, Nhật nói.
Nhận xét về cậu học trò đáng mến này, GVCN Hoàng Thị Trâm Anh khen: “Tuy là HS chuyên Hóa nhưng Nhật giỏi đều các môn. Em ấy tính tình hiền lành, dễ mến, hòa đồng, khiêm tốn, biết giúp đỡ bạn bè, có ý thức tự giác trong học tập và sống hồn nhiên, trong sáng!”.
Điều khiến tôi quý mến nhất ở cậu học trò 16 tuổi này là luôn khắc ghi lời cha mẹ dạy: “Học để thành nhân trước khi thành danh. Làm bất cứ việc gì cũng đặt chữ tâm lên hàng đầu”. Nhật chia sẻ, trên con đường em đi luôn có sự cổ vũ, động viên của cha mẹ – những người lao động bình dị luôn đặt trọn niềm tin nơi em!
Nguồn: CADN
Gặp gỡ cậu học trò mang cầu truyền hình Olympia về THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng
Reviewed by Huy Đặng
on
tháng 12 03, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: