Top Ad unit 728 × 90

Tin mới nhất

tin đà nẵng

ĐÀ NẴNG ĐÓNG CỬA 2 NHÀ MÁY THÉP: HÀNG NGÀN LAO ĐỘNG ĐI VỀ ĐÂU?

Đó là câu hỏi lớn nhất được dư luận đặc biệt quan tâm khi chính quyền TP Đà Nẵng công bố quyết định đóng cửa 2 nhà máy sản xuất thép Dana-Ý và Dana-Úc.

Tiếp theo phản ánh của DĐDN trên số báo 17, 18, về việc ngày 26/2, hàng trăm người đã kéo đến Công ty cổ phần Thép Dana Ý thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) để phản ứng việc sản xuất thép gây ô nhiễm môi trường, chiều ngày 2/3, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã chủ trương dừng hoạt động hai nhà máy thép Dana-Ý và Dana-Úc; đồng thời thống nhất thu hồi, hủy bỏ chủ trương giải tỏa, di dời các hộ dân tại khu vực lân cận thuộc hai nhà máy.


Hàng trăm người dân bao vây nhà máy Thép Dana Ý (Đà Nẵng) để phản đối việc nhà máy gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống

Chính quyền quyết định chọn dân

Quyết định trên đã được đông đảo người dân hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên cũng khiến không ít hộ dân xung quanh khu vực bất ngờ vì trước đó vào năm 2006, TP Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương giải tỏa các hộ dân ra khỏi địa bàn để mở rộng KCN. Nhưng sau đó chủ trương đó bị hủy bỏ. Đến năm 2017, UBND TP Đà Nẵng quyết định di dời toàn bộ người dân sinh sống trong khu vực hoạt động của 2 nhà máy sau khi ghi nhận phản ánh của nhân dân liên quan đến ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Đời sống của không chỉ 1.500 công nhân lao động trong khu vực của 2 nhà máy trên sẽ ra sao khi sau họ là gia đình, vợ con, cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng?

Quyết định trên của TP được hơn 90% người dân và hơn 70% lao động thuộc nhà máy ủng hộ với hy vọng sẽ có công việc ổn định, thu nhập tốt và cuộc sống khang trang hơn…

Điều đáng lưu ý là từ khi nhận được chủ trương di dời các hộ dân trong khu vực, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại, con số từ hơn 100 hộ dân vào năm 2006 sinh sống quanh nhà máy đã “phình” ra hơn 400 hộ với hàng ngàn nhân khẩu khiến kinh phí đền bù giải tỏa “đội” lên cả nghìn tỷ đồng.

Với động thái hàng trăm người dân bao vây nhà máy Thép Dana Ý vào tối 26/2 vừa qua để phản đối đòi đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của họ đã khiến chính quyền TP hủy bỏ các quyết định trên, đồng thời chấp nhận chủ trương di dời nhà máy, mặc dù ước tính kinh phí di dời nhà máy TP phải đền bù cho doanh nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng, trong khi kinh phí để giải tỏa các hộ dân chỉ khoảng phân nửa.

Doanh nghiệp trở tay không kịp

Sau khi công bố thông tin dừng hoạt động 2 nhà máy thép Dana-Ý và Dana-Úc khiến chủ doanh nghiệp của hai đơn vị này không khỏi bất ngờ bởi trước đó chưa hề có bất cứ thông báo, thống nhất hay lộ trình quy hoạch nào được chính quyền TP Đà Nẵng đưa ra. Vì theo các chủ cơ sở sản xuất, các vấn đề phản ánh ô nhiễm môi trường được người dân trong khu vực đưa ra chỉ mang tình trực quan khi nhận thấy ảnh hưởng từ tiếng ồn hay không khí…

Điều đó được minh chứng bằng các chỉ số đã được các cơ quan có thẩm quyền đo đạc và công nhận đáp ứng các tiêu chí vận hành sản xuất trong KCN chứ không phải trong khu dân cư khiến họ càng yên tâm đầu tư sản xuất. Vì vậy, quyết định đưa ra của TP đã khiến doanh nghiệp “trở tay không kịp”.

Hơn nữa, theo ước tính, thiệt hại được Công ty CP Thép Dana-Ý đưa ra là không nhỏ khi mỗi ngày doanh nghiệp thiệt hại gần chục tỷ đồng doanh thu. Trong đó các chi phí như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân chờ việc, lãi vay ngân hàng, chi phí cảng biển, hải quan… khoảng 1 tỷ đồng/ngày.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp dừng hoạt động sẽ tạo áp lực rất lớn cho TP trong công tác đền bù thiệt hại sản xuất cho doanh nghiệp chứ chưa nói đến kinh phí đền bù để di dời nhà máy.

Và vấn đề lớn nhất là đời sống của không chỉ 1.500 công nhân lao động trong khu vực của 2 nhà máy trên sẽ ra sao khi sau họ là gia đình, vợ con, cha mẹ sẽ bị ảnh hưởng? Đó là câu hỏi lớn nhất được dư luận đặc biệt quan tâm thay vì quyết định cần di dời ai, đi đâu vào lúc này.

Rủi ro chính sách khiến doanh nghiệp “chết ngất”

Trước chủ trương ngừng sản xuất nhà máy thép từ thành phố vào chiều tối ngày 2/3, bà Nguyễn Thị Xuân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thép Dana Úc giẫm chân, than trời và đòi chết.

Theo bà Xuân, cơ sở sản xuất thép của bà trước đây có khoảng 150 công nhân sản xuất ở khu dân cư. Chính quyền Đà Nẵng yêu cầu di dời lên khu công nghiệp Hòa Khánh theo chủ trương của thành phố. “Sau đó họ nói là không sản xuất ở Hòa Khánh được. Họ nói là cụm công nghiệp Thanh Vinh được phép sản xuất thép nên vận động doanh nghiệp lên đó đầu tư nên tôi đầu tư công nghệ mới nhất vào thời điểm đó để hoạt động. Khi mới đầu tư, tôi được cam kết sẽ di dời dân xa nhà máy, trồng cây xanh làm vành đai”, bà Xuân cho hay.

Nói về việc chính quyền đóng cửa nhà máy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Thép Dana Úc băn khoăn: Đóng cửa nhà máy này tôi không đói. Con cái tôi ở Mỹ rồi, tôi có thể đi qua đó tôi sống khỏe rồi nhưng gia đình 500 công nhân ở đây thì làm sao? Tôi khóc không chỉ cho tôi mà cho họ. Họ lấy gì họ sống, họ sẽ ra sao?

“Tôi mong chính quyền xem xét lại quyết định của mình, chia sẻ với doanh nghiệp. Hoặc cho tôi thời gian 2, 3 năm để chúng tôi chuẩn bị đất đai để di dời nhà máy, công nhân ổn định công việc”, bà Xuân bật khóc, nghẹn ngào nói.

Theo enternews.vn
ĐÀ NẴNG ĐÓNG CỬA 2 NHÀ MÁY THÉP: HÀNG NGÀN LAO ĐỘNG ĐI VỀ ĐÂU? Reviewed by Unknown on tháng 3 07, 2018 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Tất cả các quyền được bảo vệ bởi Tin nóng Đà Nẵng © 2017 - 2018
Đặt phòng villa Đà Nẵng giá rẻ - Hotline: 0901.151.868, Liên hệ đặt quảng cáo: 0968.101.127

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.