Biển xâm thực nặng trên địa bàn quận Liên Chiểu
Do ảnh hưởng của bão số 12 vừa qua, hàng trăm hộ dân sống dọc theo bờ kè biển Liên Chiểu, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, phải sống trong cảnh ăn không ngon, ngủ không yên vì sóng biển xâm thực mạnh gây sạt lở nghiêm trọng.
Trong khi đó, việc thi công tuyến kè biển nằm cạnh thì chậm tiến độ khiến người dân vô cùng lo lắng.
Theo tìm hiểu, trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc có gần 150 hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sạt lở do sóng biển xâm thực. Trong đó, có hơn 50 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi biển động. Đặc biệt, trong cơn bão số 12 vừa qua có sáu hộ dân phải di dời khẩn cấp vì sóng biển đánh mạnh khiến nhà người dân có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Theo ông Nguyễn Bá Lương, tổ 2, phường Hòa Hiệp Bắc, cách đây gần ba năm, bờ biển cách nhà ông cả trăm mét, đồng thời phía trước nhà còn có hàng chục cây dương liễu xanh tốt.
“Lúc trước nhà tôi cách biển cả trăm mét, thế nhưng mấy năm trở lại đây sóng biển xâm thực ngày một nhiều khiến đất vườn bị cuốn trôi. Hiện giờ nhà tôi chỉ cách biển chưa tới 10 m, nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì không biết đợt bão sau nhà tôi có còn không” - ông Lương lo lắng.
Cũng theo ông Lương, vào năm 2016, chính quyền quận có tổ chức họp dân. Lúc này, quận cho biết khu vực bờ biển xung yếu dài 350 m đang trong tình trạng bị xâm thực nặng và đang sạt lở nhưng lại không có kinh phí để xây dựng. Sau đó, UBND quận Liên Chiểu có huy động kinh phí để làm gấp đoạn kè tạm bằng đá rọ dài gần 350 m, thế nhưng đã bị sóng lớn đánh trôi toàn bộ ra biển do ảnh hưởng của cơn bão trước đó.
“Người dân chúng tôi chỉ muốn bờ kè nhanh chóng được xây dựng để yên tâm định cư. Nếu tình trạng sóng biển cứ đánh mạnh như hiện nay thì người dân chúng tôi vô cùng lo lắng” - ông Lương nói thêm.
Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết trước đây đoạn kè dài 350 m này không có nguồn vốn để xây dựng nên chính quyền quận mới huy động vốn và người dân để làm kè tạm. Nhưng hiện nay kè tạm đang bị sạt lở khiến người dân vô cùng lo lắng.
“Với các hộ dân bị ảnh hưởng nặng do biển xâm thực gây sạt lở nhà cửa, UBND quận đã hỗ trợ 20 triệu đồng để di dời tạm đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nếu tuyến kè được xây dựng thì trong thời gian đến người dân sẽ không phải di dời và bà con cũng mong muốn nhanh chóng xây dựng cùng với tuyến kè biển để có thể ổn định cuộc sống” - ông Hưng cho biết.
Theo ông Hưng, quận đã báo cáo lên UBND TP xem xét để sớm triển khai xây dựng kè kiên cố bằng bê tông. Nguồn vốn xây dựng sẽ được trích từ kinh phí dự phòng khoảng 20 tỉ đồng thuộc dự án kè biển Liên Chiểu dài hơn 1,5 km đang được gấp rút thi công.
“Hiện dự án kè Liên Chiểu đã hoàn thành xong giai đoạn 1 với khoảng 1,2 km với hơn 80 % khối lượng công trình. Tuy nhiên, tiến độ thi công đang chậm nên chúng tôi đã xin gia hạn thêm 5 tháng nữa để thi công hoàn thiện 1,5 km kè trước đó và tiếp tục thi công 350 m kè đang bị xâm thực, sạt lở. Nếu thời tiết thuận lợi thì chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc trong vòng 5 tháng” - ông Hưng khẳng định.
Sạt lở do sóng biển đã vô tới sát nhà người dân. Ảnh: N.TRI
Trong khi đó, việc thi công tuyến kè biển nằm cạnh thì chậm tiến độ khiến người dân vô cùng lo lắng.
Theo tìm hiểu, trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc có gần 150 hộ dân bị ảnh hưởng do tình trạng sạt lở do sóng biển xâm thực. Trong đó, có hơn 50 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp mỗi khi biển động. Đặc biệt, trong cơn bão số 12 vừa qua có sáu hộ dân phải di dời khẩn cấp vì sóng biển đánh mạnh khiến nhà người dân có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Theo ông Nguyễn Bá Lương, tổ 2, phường Hòa Hiệp Bắc, cách đây gần ba năm, bờ biển cách nhà ông cả trăm mét, đồng thời phía trước nhà còn có hàng chục cây dương liễu xanh tốt.
“Lúc trước nhà tôi cách biển cả trăm mét, thế nhưng mấy năm trở lại đây sóng biển xâm thực ngày một nhiều khiến đất vườn bị cuốn trôi. Hiện giờ nhà tôi chỉ cách biển chưa tới 10 m, nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì không biết đợt bão sau nhà tôi có còn không” - ông Lương lo lắng.
Người dân vô cùng lo lắng vì đã vô mùa mưa bão. Ảnh: N.TRI
Cũng theo ông Lương, vào năm 2016, chính quyền quận có tổ chức họp dân. Lúc này, quận cho biết khu vực bờ biển xung yếu dài 350 m đang trong tình trạng bị xâm thực nặng và đang sạt lở nhưng lại không có kinh phí để xây dựng. Sau đó, UBND quận Liên Chiểu có huy động kinh phí để làm gấp đoạn kè tạm bằng đá rọ dài gần 350 m, thế nhưng đã bị sóng lớn đánh trôi toàn bộ ra biển do ảnh hưởng của cơn bão trước đó.
“Người dân chúng tôi chỉ muốn bờ kè nhanh chóng được xây dựng để yên tâm định cư. Nếu tình trạng sóng biển cứ đánh mạnh như hiện nay thì người dân chúng tôi vô cùng lo lắng” - ông Lương nói thêm.
Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết trước đây đoạn kè dài 350 m này không có nguồn vốn để xây dựng nên chính quyền quận mới huy động vốn và người dân để làm kè tạm. Nhưng hiện nay kè tạm đang bị sạt lở khiến người dân vô cùng lo lắng.
“Với các hộ dân bị ảnh hưởng nặng do biển xâm thực gây sạt lở nhà cửa, UBND quận đã hỗ trợ 20 triệu đồng để di dời tạm đến nơi an toàn. Tuy nhiên, nếu tuyến kè được xây dựng thì trong thời gian đến người dân sẽ không phải di dời và bà con cũng mong muốn nhanh chóng xây dựng cùng với tuyến kè biển để có thể ổn định cuộc sống” - ông Hưng cho biết.
Theo ông Hưng, quận đã báo cáo lên UBND TP xem xét để sớm triển khai xây dựng kè kiên cố bằng bê tông. Nguồn vốn xây dựng sẽ được trích từ kinh phí dự phòng khoảng 20 tỉ đồng thuộc dự án kè biển Liên Chiểu dài hơn 1,5 km đang được gấp rút thi công.
“Hiện dự án kè Liên Chiểu đã hoàn thành xong giai đoạn 1 với khoảng 1,2 km với hơn 80 % khối lượng công trình. Tuy nhiên, tiến độ thi công đang chậm nên chúng tôi đã xin gia hạn thêm 5 tháng nữa để thi công hoàn thiện 1,5 km kè trước đó và tiếp tục thi công 350 m kè đang bị xâm thực, sạt lở. Nếu thời tiết thuận lợi thì chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc trong vòng 5 tháng” - ông Hưng khẳng định.
Theo: plo.vn
Biển xâm thực nặng trên địa bàn quận Liên Chiểu
Reviewed by Huy Đặng
on
tháng 11 15, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: